Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa ở nhiều địa phương tăng

Trong tuần qua, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều địa phương có giá lúa tăng từ 100-200 đồng/kg như ở Sóc Trăng, Bến Tre, Hậu Giang.

Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy giá lúa tại Sóc Trăng duy trì ổn định như OM 4900 là 6.700 đồng/kg, ST 24 là 8.100 đồng/kg. Riêng Đài Thơm 8 là 6.800 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg.

 

Tại Bến Tre, giá lúa ST tăng 100 đồng/kg, lên 7.000 đồng/kg; IR 50404 là 5.600 đồng/kg.

Lúa OM 18 tại Hậu Giang cũng tăng 100 đồng/kg lên 6.500 đồng/kg, riêng RVT vẫn ổn định ở mức 8.500 đồng/kg.

Tại Cần Thơ, giá lúa tuần qua không có biến động. Lúa IR 50404 đi ngang ở mức 6.000 đồng/kg; Jasmine là 7.100 đồng/kg; OM 4218 là 6.300 đồng/kg.

Tuy nhiên, lúa ở Tiền Giang tiếp tục có sự giảm giá ở một vài loại như IR 50404 giảm 100 đồng/kg còn 6.600 đồng/kg; Jasmine giảm 100 đồng/kg còn 7.400 đồng/kg; riêng OC 10 giảm 300 đồng/kg còn 6.200 đồng/kg.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa tươi tại tỉnh hầu hết có sự ổn định so với tuần trước, như lúa Nàng hoa 9 đang được thương lái thu mua ở mức 5.600-5.700 đồng/kg, Đài Thơm 8 từ 5.600-5.800 đồng/kg, OM 18 từ 5.600-5.700 đồng/kg; IR 50404 ở mức từ 5.300-5.500 đồng/kg. Riêng lúa OM 5451 từ 5.400-5.700 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.

Hiện nhiều địa phương đã lên kế hoạch cho sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023. Tại Long An, địa phương dự báo đỉnh triều cường năm 2022 ở mức cao hơn nhiều so với các năm triều cao kỷ lục năm 2011, 2017 và các năm gần đây, gây ngập theo triều tại những vùng trũng thấp, hai bên bờ sông, các khu đê bao thấp. Địa phương xây dựng lịch thời vụ cụ thể cho từng tiểu vùng, chỉ đạo xuống giống vụ lúa Đông Xuân 2022-2023 thích ứng, linh hoạt hợp.

Đặc biệt, các khu vực bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, Long An vận động nông dân gieo sạ dứt điểm vụ lúa Đông Xuân 2022-2023 trong tháng 11/2022 và không xuống giống trong tháng 12/2022.

Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2022-2023, Nam Bộ sẽ xuống giống 1,58 triệu hecta; trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 1,5 triệu hécta.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến cáo các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long chủ động xuống giống sớm, linh hoạt cho những vùng ảnh hưởng của xâm nhập mặn hàng năm tại các tỉnh ven biển để đảm bảo đủ lượng nước cho sản xuất lúa và sẽ hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn, mặn gây ra. Đối với vùng này sẽ xuống giống sớm, xong trước 30/10 tới.

Về xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng trong tuần này do nhu cầu mạnh mẽ. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu từ Ấn Độ - nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới lại giảm do đồng rupee lao dốc và nguồn cung được cải thiện.

Cụ thể, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức từ 425-430 USD/tấn vào cuối tuần này, so với mức tương ứng từ 420-425 USD/tấn một tuần trước đó.

Một thương nhân có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Nhu cầu đang tăng lên và chúng tôi hy vọng Philippines sẽ nhập khẩu nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu hụt do các cơn bão gần đây gây ra."

Hiện Philippines là khách hàng mua gạo lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, nguồn cung trong nước đang ở mức thấp khi vụ thu hoạch Hè Thu sắp kết thúc.

Các thương nhân dự báo, giá xuất khẩu có thể tăng hơn nữa trong những tuần tới khi nguồn cung khan hiếm do thời tiết bất lợi ở một số nước trồng lúa và nhu cầu tăng cao, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ đã giảm xuống còn từ 374-382 USD/tấn từ mức của tuần trước là 376- 384 USD/tấn, trong bối cảnh đồng rupee lao dốc xuống mức thấp kỷ lục, làm tăng lợi nhuận của thương nhân từ việc bán ra nước ngoài.

Một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada ở bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ cho biết: "Việc phân phối gạo của chính phủ đã làm tăng nguồn cung trên thị trường. Hiện tại, thị trường đang tạm gác lại những lo ngại về vụ mùa mới."

Kế hoạch nhập khẩu gạo của nước láng giềng Bangladesh - với tổng cộng 530.000 tấn được mua từ Việt Nam, Myanmar và Ấn Độ - để hạ nhiệt giá mặt hàng này trong nước đã nhận được phản ứng khá mờ nhạt.

Dữ liệu từ Bộ lương thực Bangladesh cho thấy, chỉ có 139.000 tấn gạo được nhập khẩu trong khi Chính phủ nước này cung cấp hơn 1,3 triệu tấn.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan cũng giảm xuống còn từ 415-425 USD/tấn, từ mức 422-435 USD/tấn của tuần trước.

Nhu cầu gạo đã suy giảm, song các trận lũ lụt ở nước ngoài có thể làm tăng nhu cầu đối với gạo Thái Lan, với nguồn cung rất dồi dào.

Nguồn: Bích Hồng-Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)


Tin tức liên quan

Xuất khẩu gạo 9 tháng năm 2022 tăng cả khối lượng và kim ngạch nhưng giá giảm
Xuất khẩu gạo 9 tháng năm 2022 tăng cả khối lượng và kim ngạch nhưng giá giảm

269 Lượt xem

9 tháng năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 5,37 triệu tấn, tương đương gần 2,61 tỷ USD, tăng 17,7% về khối lượng, tăng 7,9% về kim ngạch so với 9 tháng năm 2021

Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Nguyễn Đặng
Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Nguyễn Đặng

409 Lượt xem

Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Nguyễn Đặng. Nhận cung cấp, phân phối, thu mua số lượng gạo, nếp, tấm, cám các loại, gạo xuất khẩu.

Nhiều yếu tố trợ lực, giá gạo xuất khẩu Việt Nam lấy lại ngôi đầu thế giới
Nhiều yếu tố trợ lực, giá gạo xuất khẩu Việt Nam lấy lại ngôi đầu thế giới

258 Lượt xem

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang duy trì vị trí dẫn đầu thị trường thế giới với mức 428 USD/tấn, vượt qua mức đỉnh hồi giữa tháng 3 khoảng 425 USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu giảm hơn 8%
Giá gạo xuất khẩu giảm hơn 8%

398 Lượt xem

9 tháng đầu năm gạo vẫn là nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, nhưng trị giá bình quân giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái

USDA dự báo sản lượng - tiêu thụ - tồn trữ gạo thế giới (báo cáo tháng 9/2022)
USDA dự báo sản lượng - tiêu thụ - tồn trữ gạo thế giới (báo cáo tháng 9/2022)

277 Lượt xem

Dưới đây là báo cáo của USDA cập nhật dự báo về sản lượng / tiêu thụ / tồn trữ gạo thế giới

Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa chững lại
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa chững lại

508 Lượt xem

Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hầu hết chững lại, đi ngang sau một tuần tăng khá.

Xuất khẩu gạo Việt Nam và Thái Lan có hưởng lợi khi cầu vượt cung?
Xuất khẩu gạo Việt Nam và Thái Lan có hưởng lợi khi cầu vượt cung?

273 Lượt xem

Trong bối cảnh nhu cầu gạo tiêu thụ gạo của thế giới tăng trưởng khá ổn định trong khi nguồn cung niên vụ 2022 - 2023 có thể giảm, Yuanta dự báo Việt Nam và Thái Lan là hai nước xuất khẩu gạo được hưởng lợi chính

Xuất khẩu nông sản thu về hơn 40 tỷ USD trong 9 tháng
Xuất khẩu nông sản thu về hơn 40 tỷ USD trong 9 tháng

262 Lượt xem

Theo thông tin mới nhất từ Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 9 tháng năm 2022 ước đạt 40,79 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2021


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng